Vật liệu nội thất là gì? gồm những vật liệu như thế nào? Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, vật liệu nội thất ngày càng trở nên phong phú, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Đối với ngành nội thất nói riêng, các loại vật liệu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vật liệu nội thất bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi chuyên sâu, mời các bạn tham khảo nhé! (Nội thất nhà đẹp cho không gian thư giãn) Vật liệu nội thất là gì? Vật liệu nội thất là: tổng hợp các loại vật liệu được sử dụng để thi công, trang trí và tạo nên không gian nội thất. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình nội thất. Do đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng, giá thành vật liệu nội thất. Vật liệu nội thất là gì Vật liệu nội thất được xem là một thành phần không thể thiếu trong một công trình kiến trúc hoàn chỉnh. Ví dụ nội thất bằng gỗ như bàn, ghế, tủ… nội thất bằng đá, nội thất bằng mây tre… được trang trí trong không gian phòng khách, phòng bếp, khách sạn, văn phòng…Tất cả tạo nên một không gian sống vừa thoải mái, thân thiện lại sang trọng, thẩm mỹ. Ưu điểm của vật liệu nội thất là gì? Như đã giới thiệu từ đầu, hiện tại vật liệu nội thất đã và đang được sử dụng trong nhiều thiết kế, thi công. Với nhiều ưu điểm nổi bật như sau: - Tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian sống thân thiện với môi trường bởi vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp. - Góp phần làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, giúp bảo vệ sức khỏe con người. - Không gây hại đến bầu không khí tự nhiên trong quá trình thi công và sử dụng các loại vật liệu nội thất. - Độ bền cao, bền bỉ với thời gian, làm việc tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. - Đa dạng mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng, chủng loại nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thiết kế khác nhau. - Vật liệu nội thất bằng gỗ dễ bảo trì, đa năng, có giá trị cao, đa dạng chủng loại, màu sắc, vân gỗ… - Vật liệu nội thất bằng kim loại có độ cứng cao,bền bỉ, chống ăn mòn, sáng bóng, chống trầy xước. Vật liệu nội thất gồm những vật liệu nào ? Đúng vậy, vật liệu nội thất là những vật liệu chế tạo những thiết bị, sản phẩm dùng để thi công, trang trí và tạo nên không gian nội thất. Vậy thông thường, những vật liệu nào thường được sử dụng để trang trí nội thất? Hãy quan sát không gian trong căn hộ bạn đang sinh sống và đối chiếu với những vật liệu dưới đây nhé. Vật liệu nội thất bằng gỗ Đầu tiên, không thể bỏ qua vật liệu nội thất bằng gỗ khi sử dụng không những mang lại cảm giác mộc mạc, đơn sơ, gần gũi với tự nhiên mà còn mang lại sự tinh tế, sang trọng, hiện đại. Đặc biệt, xét về độ bền và thông dụng, theo thống kê hiện nay loại vật liệu này đang đứng top đầu trong mọi phong cách thiết kế nội thất đều có sự hiện diện. (Vật liệu nội thất bằng gỗ) Vật liệu nội thất bằng gỗ được chia thành 2 loại: gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo hay còn gọi là gỗ công nghiệp. Với ưu điểm dễ gia công, tạo hình, độ bền cao, đa dạng màu sắc, kiểu dáng, thẩm mỹ. Ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất trang trí, làm trần nhà, sàn nhà, bàn ghế, tủ, kệ… Vật liệu nội thất bằng kính Vật liệu nội thất bằng kính đã và đang được sử dụng khá phổ biến trong phong cách thiết kế nội thất theo xu hướng hiện đại. Ví dụ: kính cường lực, kính màu, kính gương…Về cơ bản, vật liệu kính sẽ khác vật liệu gỗ ở chỗ là mang đến cảm giác cao cấp, xa hoa, tạo không gian rộng rãi, thoải mái và tạo chiều sâu. (Vật liệu nội thất bằng kính) Ưu điểm của vật liệu nội thất bằng kính đó là độ bền cao, chống áp lực mạnh của tự nhiên: nắng, gió, bão… Độ an toàn cao, tính thẩm mỹ cao, tạo hiệu ứng không gian mở, được ứng dụng để làm vách ngăn, làm cửa sổ, cửa chính, làm nội thất: bàn ghế, kệ, tủ… Vật liệu nội thất bằng kim loại Đây là dòng vật liệu nội thất được ứng dụng để làm tay vịn cầu thang, đồ dùng nội thất như ghế, bàn, tủ, giường hay lan can…Tất cả được sản xuất, thi công nhờ đặc tính của kim loại: dễ đúc, dễ uốn dẻo, dễ tạo hình, độ bền cao, độ sáng bóng cao, tính thẩm mỹ tốt, làm việc tốt trong mọi điều kiện môi trường khác nhau. Vật liệu nội thất bằng kim loại - Lan can cầu thang kim loại Ngoài ra, vật liệu kim loại này còn có ưu điểm vượt bậc là khả năng chống trầy xước cực tốt. Đặc biệt với vật liệu inox có độ sáng bóng cao nếu vệ sinh, làm sạch và sử dụng đúng cách sẽ ít dễ bị oxi hóa. Tuy nhiên, xét về giá thành so với các loại vật liệu khác tương đối cao. Vật liệu nội thất bằng đá Vật liệu nội thất bằng đá được xem là bằng chứng lịch sử vì có độ bền bỉ cao và hầu hết các công trình kiến trúc nội thất nổi tiếng trên thế giới đều được hình thành từ đá. Do đó, hiện nay các loại nội thất bằng đá vẫn đang là xu hướng được nhiều người Việt Nam yêu thích. Vật liệu nội thất bằng đá - đá hoa cương trang trí nội thất Các loại đá được sử dụng có 2 loại chính là đá Granite (đá hoa cương), đá Marble (đá cẩm thạch). Theo nghiên cứu, mỗi loại đều có những ưu điểm chung là độ cứng cao, bền bỉ, chống trầy xước tốt, vân đá đẹp, bề mặt sáng bóng, sang trọng. Quan trọng hơn là đa dạng mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng và tính thẩm mỹ cao, tạo nên đẳng cấp. Vật liệu nội thất bằng nhựa Nhựa được biết đến là vật liệu nội thất được sử dụng thông dụng, phổ biến hiện nay trong cuộc sống hàng ngày của con người. Ví dụ được ứng dụng trong chế tạo đồ dùng nội thất như: bàn ghế, giường, tủ… đồ trang trí. Chất liệu nhựa được sử dụng nhiều nhất là PVC, ngoài ra còn có uPVC, cPVC… Vật liệu nội thất bằng nhựa - Sàn nhựa giả vân gỗ Ưu điểm của vật liệu bằng nhựa là độ bền cao, dễ thi công, chống ăn mòn tốt thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí. Đây là một loại vật liệu xây dựng mới được phát triển nhằm giảm chi phí, có tuổi thọ cao, và hơn hết là hạn chế bị mối mọt, cong vênh do khí hậu. Ngoài ra, còn đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, thiết kế. Tuy nhiên, cần lưu ý vật liệu nhựa có khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực trong giới hạn nhất định. Vật liệu nội thất bằng mây tre Vật liệu nội thất bằng mây tre được gọi là vật liệu xanh thân thiện với môi trường và quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam. Với ưu điểm mang đến cảm giác mộc mạc, giản dị, gần gũi nhưng vẫn rất hiện đại, sang trọng không lẫn với bất kỳ một vật liệu nào khác. Vật liệu nội thất bằng mây tre - sofa bằng mây Ứng dụng vật liệu nội thất bằng tre trong thiết kế đồ dùng nội thất, đồ dùng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trang trí… Ví dụ như bàn, ghế, giỏ đựng đồ, bình phong, mành treo…Mỗi sản phẩm đều mang một vẻ đẹp riêng và được sử dụng để trang trí trong phòng khách, văn phòng… Kết luận Đến đây, Bạn đã có lời giải đáp cho vấn đề “Vật liệu nội thất là gì? gồm những vật liệu nào?” hay chưa. Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ những thông tin chi tiết để giải đáp cho khái niệm vật liệu nội thất là gì? Hy vọng sẽ cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn đọc hiểu thêm về vật liệu nội thất. Từ đó áp dụng vào thực tế lựa chọn được những vật liệu phù hợp.
Đá làm bếp nào tốt Cách mua mặt đá tủ bếp đẹp Đá mặt bếp loại nào tốt? Phòng Bếp là không gian vô cùng quan trọng trong một gia đình, bếp không chỉ là một phần trong thiết kế không gian ngôi nhà mà phòng bếp còn là nơi mang đến cho tất cả các thành viên trong gia đình một sức khỏe tốt một không gian tốt. Biết được sự cần thiết và quan trọng mà không gian phòng bếp mang lại cho gia đình, bếp ngày càng được các gia đình chú trọng đặc biệt là phần thiết kế mặt đá tủ bếp. Còn gì tốt hơn nữa khi chọn được một mặt đá vừa đẹp thẩm mỹ, vừa hợp đáp ứng được đầy đủ công năng và hợp phong thủy trong nhà bếp. (Phòng bếp là nơi gia đình tìm được sự ấm áp trong cuộc sống) Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đá có thể sử dụng để làm đá ốp bếp. Nhưng không phải người nào cũng biết đá mặt bếp loại nào tốt, loại nào không. Hôm nay Xưởng Đá làm bếp đẹp sẽ giúp các bạn cách chọn mặt đá tủ bếp, mặt bếp nên chọn màu gì? đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: Đẹp thẩm mỹ, hợp phong thủy và đáp ứng đầy được các công năng phục vụ cho các chị em phụ nữ có nhu cầu nấu nướng trong bếp. Bàn bếp nên dùng đá gì? thì tốt nhất Đá mặt tủ bếp được làm từ chất liệu đá Granite và đá Marble là tốt nhất. Đá mặt tủ bếp tốt phải đáp ứng được 2 yêu tố quan trọng đó là đẹp thẩm mỹ và phải đảm bảo thực hiện được đầy đủ các chức năng của phòng bếp. Mặt tủ bếp là nơi thường xuyên chịu những những tác động mạnh, phải chịu nhiệt chính vì thế sử dụng đá Granite hoặc đá Marble làm mặt là tốt nhất. Các bạn muốn biết tại sao sử dụng đá ốp Granite hoặc đá ốp Marble làm đá ốp bếp là phù hợp nhất các bạn có thể xem thông tin của hai loại đá đó dưới đây. Lí do nên chọn đá Granite làm đá ốp bếp Đá Granite, đặc biệt là đá Granite tự nhiên có độ cứng nên chịu được va đập rất tốt. Mặt bàn bếp là nơi thường xuyên chịu những tác động lực lớn từ việc va đập, chặt đồ ăn nên một loại đá có độ cứng, chịu được tác động lực lớn, không bị rạn nứt khi va đập như đá Granite là hoàn toàn phù hợp. Đá granite làm đá ốp bếp (đá granite làm mặt bàn bếp đẹp) Đá Granite ngoài có độ cứng chị va đạp tố nó còn có độ bóng rất cao. Mặt bàn đá tủ bếp là nơi hay đặt xong nồi, chảo có sức nóng cao, tuy nhiên với nhiệt độ cao cũng không làm cho đá Granite tự nhiên mất đi độ bóng vốn có của đá. - Loại đá này không bám bẩn, không thấm nước, không thấm dầu mỡ nên rất dễ lau chùi. - Mẫu mã kích thước đa dạng, phong phú về màu sắc và hoa văn đem đến sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng. Bạn muốn có một không gian phòng bếp ấm cúng theo phong cách trầm và cổ điển. Hoặc diện tích phòng bếp của gia đình bạn rộng thì việc sử dụng đá Granite tự nhiên để thiết kế mặt đá tủ bếp là vô cùng sáng suốt. Xưởng đá làm mặt bàn bếp gợi ý cho bạn có thể sử dụng mặt đá bếp kim sa Lí do tại sao lại nên chọn đá Marble tự nhiên làm mặt đá bàn bếp. Đá Marble tự nhiên là một trong các loại đá đẹp và sang trọng lộng lẫy nhất hiện nay, nó là một sự lựa chọn số 1 của rất nhiều các hộ gia đình và các nhà thiết kế nội thất. Đá marble này mang đến vẻ đẹp sang trong tự nhiên lộng lẫy cho căn bếp nhà bạn. Những tấm đá tự nhiên với các họa tiết màu đen, lốm đốm, như đá vàng sò, đá kem oman hoặc mặt đá tủ bếp màu trắng như đá trắng y… đều tạo nên những vẻ riêng biệt và độc đáo cho nhà bếp dù theo phong cách nào. (Đá Marble tự nhiên sang trọng đẳng cấp cho ngôi nhà) Đá ốp bếp bằng chất liệu đá marble Với nhiều kiểu dáng hoa văn và màu sắc khác nhau, đặc biệt là đường nét hoa văn phong phú dạng cẩm thạch sẽ giúp cho mặt bàn bếp nhà bạn trở nên rất bắt mắt và thu hút. - Lâu dài, độ bền và cứng cao. - Ít gây dị ứng - Vân đá tự nhiên, sống động và màu sắc tươi tắn hơn bất kỳ loại đá nào. - Vẻ đẹp sang trọng, bắt mắt. Chất liệu đá Marble tự nhiên sẽ phù hợp hơn với những gia chủ muốn có một không gian bếp lịch sự sang trọng lộng lẫy theo phong cách hiện đại. Bên cạnh đó việc sử dụng đá Marble tự nhiên trong thiết kế mặt tủ bếp với những gia đình có diện tích phòng bếp hẹp sẽ giúp không gian bếp trở nên sáng, thoáng và rộng hơn bởi đặc tính của đá Marble là có màu sắc nổi bật và sống động. Tuy nhiên đá marbel lại có nhược điểm là dễ bị trầy xước và giá mặt đá tủ bếp marble cao hơn hẳn so với giá đá mặt bếp Granite tự nhiên nên quý khách cần nghiên cứu kỹ trước khi lựa chọn để làm mặt đá tủ bếp cho cẳn bếp của gia đình. Kết luận: Xưởng đá làm mặt bàn bếp đã trình bày vể những đặc tính của 2 loại đá Granite và Marble với những gì mà chúng tôi đã cung cấp tư vấn. Giờ quý khách đã có kinh nghiệm mua mặt đá tủ bếp và biết được mặt bếp nên chọn màu gì? đá mặt bếp dùng mặt đá tự nhiên hay đá mặt bếp nhân tạo Cho phù hợp với phong thủy tuổi tác của gia chủ, đặc biệt là chọn một loại đá phù hợp nhất với phòng bếp nhà mình.
Vốn mở xưởng Gỗ làm nghề mộc chỉ từ 50 triệu Bạn đang có nhu cầu mở xưởng mộc trong đầu bạn luôn phải ước lượng xem mở xưởng gỗ cần bao nhiêu tiền phân tích sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và tổng quát nhất về chi phí và ngân sách cho 1 xưởng sản xuất gỗ. Nghe số vốn mở xưởng chỉ từ 50 triệu khiến không ít anh em trong giới nghề mộc SHOCK NẶNG. Tuy nhiên nhiều anh em còn mở xưởng không đến 40 triệu mà vẫn có 1 nguồn việc đều và ổn định. (Với vốn đầu tư ban đầu mở xưởng chỉ từ 50 triệu) Đó là đến từ Tư Duy mở xưởng được đúc kết lên từ những năm tháng lăn lộn với nghề. Chỉ khi nào chúng ta tận mắt thấy thì mới tin nhưng 1 số nguyên nhân sau có thể chúng ta mở Xưởng Gỗ làm nghề mộc với vốn đầu tư ban đầu chỉ từ 50 triệu, - Thứ 1: Anh em có thể tận dung luôn sân nhà làm mở xưởng đã tiết kiệm cho anh em 1 khoản vốn kha khá - Thứ 2: Sử dụng 1 máy cắt của bên nhựa rỗng. Với 1 máy dán cạnh 2 chức năng. Từ đó có thể tính được chi phí: Tổng 1 máy cắt của bên nhựa rỗng + 1 máy dán cạnh 2 chức năng = hơn 10 triệu thôi. Xem thêm: Dễ dàng Mở xưởng Gỗ Nội thất đầy đủ tại Nam Định 1. Xác định ngân sách mở xưởng sản xuất gỗ là vốn nhỏ Trong mọi trường hợp dù là chúng ta định sản xuất hoặc kinh doanh gì thì nguồn vốn luôn là điều quyết định tất cả. Hãy chuẩn bị cho mình các chi phí cần thiết và cắt giảm những chi phí chưa cần thiết để có thể Mở một xưởng sản xuất gỗ Công nghiệp, duy trì xưởng trong thời gian đầu. Chi phí ban đầu cần: - Chi phí mặt bằng - Chi phí nhân công - Chi phí nguyên liệu đầu vào - Chi phí máy móc thiết bị - Các chi phí khác trong thời gian đầu duy trì xưởng sản xuất... Nếu giai đoạn đầu khó khăn quá thì ta làm 1 mình tất cả các khâu từ A -Z. Sau khi có vốn nhiều hơn là chúng ta thuê thợ để tăng Năng suất lao động, từ đó tăng được quy mô xưởng to hơn. Lúc này có thể nghĩ đến thuê xưởng chuyên nghiệp. 2. Lựa chọn mặt bằng phù hợp Việc lựa chọn mặt bằng cũng là việc cần làm trong những ngày đầu lập xưởng. Mặt bằng phải đủ rộng để có thể để được máy móc thiết bị tương đối cồng kềnh và cũng nhiều loại máy móc cần thiết cho một Xưởng sản xuất gỗ công nghiệp. (mặt bằng mở xưởng tránh xa khu dân cư đông đúc) Yếu tố thứ hai là: tiếng ồn và mức độ bụi của một xưởng sản xuất gỗ rất lớn, ngoài ra còn các mùi sơn và hóa chất sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh nên việc lựa chọn mặt bằng xa khu dân cư là điều cần thiết, hoặc có thể lựa chọn làm xưởng trong khu Công nghiệp tập trung.Mặt bằng xưởng sản xuất nội thất gỗ Công nghiệp phải đủ rộng 3 Máy móc xưởng gỗ công nghiệp - thiết bị cho nhà xưởng: Sau 1 thời gian làm ăn có lãi mà có vốn từ: 100 triệu thì chúng ta chỉ cần mua các loại máy móc cần thiết cho xưởng sản xuất gỗ công nghiệp như: Máy cưa Máy nén khí Máy dán cạnh Máy chà nhám Máy khoan Các loại máy cầm tay khác... - Tuy nhiên nếu vốn bạn đủ lớn thì bạn nên đầu tư đầy đủ máy móc hơn. ngoài những loại máy kế trên bạn có thể đầu tư thêm một Máy chế biến gỗ - Trung tâm gia công CNC thay dao tự động 12 dao hoặc các loại máy 3-4 đầu độc lập... Máy kết hợp bộ cấp nhả phôi tự động giảm thời gian cấp phôi, giảm chi phí nhân công và tiết kiệm thời gian sản xuất. Máy Chế biến gỗ - Trung tâm gia công CNC Thay dao tự động 12 dao kết hợp đầu khoan 9 mũi và bàn cấp nhả phôi tự động. 4 Tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào và nhân công sản xuất, vận hành máy: - Cần cân nhắc và tìm hiểu nguồn nguyên liệu đầu vào phù hợp, địa chỉ cung cấp uy tín và có trách nhiệm để sản phẩm đầu ra có giá tốt có thể cạnh tranh với thị trường và chất lượng sản phẩm luôn là tốt nhất khi tới tay khách hàng. - Nếu có thế tìm kiếm nguyên liệu là những vật liệu mới chưa có nhiều xưởng sản xuất sử dụng trên thị trường, đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng thì cũng là một ý tưởng hay cho một xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp mới thành lập bởi tính mới mẻ, độc đáo của nó giúp sản phẩm dễ dàng tạo sự khác biệt qua đó tăng thêm tính cạnh tranh. - Đối với nhân công sản xuất: tìm những thợ lành nghề cho 1 vài vị trí quan trọng trong xưởng sản xuất còn lại có thể sử dụng lao động phổ thông chưa có kinh nghiệm cho các vị trí đơn giản hơn như chà nhám, khoan lỗ, bắt vít... Ngoài ra cần tìm người có tư duy tốt để tham gia vận hành máy móc. Đặc biết đối với Máy Chế biến gỗ công nghiệp CNC - Máy thay dao tự động cần có những nhân công tư duy tốt, nhanh nhẹn để nắm bắt công nghệ từ đơn vị cung cấp máy chuyển giao. - Đối với xưởng sản xuất có thi công dự án nội thất, cần có thêm đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp lên market và dự toán gửi khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng hơn và sẵn sàng trả tiền khi xem được bản thiết kế ưng ý. 5 Hoàn thiện thủ tục mở xưởng - Về thủ tục có thể đăng ký hộ kinh doanh cá hoặc doanh nghiệp, công ty tùy thuộc vào định hướng phát triển lâu dài của bạn. Bạn có thể tham khảo thêm thông qua tìm kiếm trên mạng nhé. Kết luận: Với vốn ban đầu chỉ từ 50 triệu là có thể mở xưởng đã gây không ít tranh cãi cho nhiều anh em. Nhưng nếu bạn có kiến thức và tư duy mở xưởng giúp bạn vượt qua được các khó khăn ban đầu.
Khi mới mở xưởng sản xuất nhỏ gỗ nội thất, bạn hãy bắt đầu từ những sản phẩm đơn giản, tham khảo mẫu mã trên thị trường, đừng quá phát cuồng vì những công cụ làm mộc đắt tiền và hãy thật cẩn thận khi đóng lắp hoàn thành sản phẩm. 1. Tìm hiểu thông tin trên mạng Hãy tìm hiểu thông tin trên các diễn đàn làm mộc, học hỏi kinh nghiệm từ những người đã mở xưởng sản xuất nhỏ gỗ nội thất, tham quan các xưởng gỗ lớn để hiểu rõ hơn về quy mô, quy trình hoạt động. (Tìm hiểu mở xưởng sản xuất nhỏ gỗ nội thất) Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu thông tin về các loại máy móc, công cụ làm mộc, đọc kỹ hướng dẫn và các nguyên tắc an toàn khi sử dụng để việc đóng lắp sản xuất diễn ra nhịp nhàng, nhanh gọn, hiệu quả hơn. 2. Đừng ham những công cụ làm mộc đắt tiền (Lỗi hay mắc của người mở xưởng) Khi mi làm nghề mộc, đừng tốn quá nhiều tiền cho việc tìm kiếm mua sắm những máy móc quá đắt tiền. Trước tiên, hãy mua những dụng cụ máy móc thật cần thiết cho mở xưởng sản xuất nhỏ gỗ nội thất việc làm mộc như: - máy cưa, - máy cắt xẻ mộng, - máy đánh mộng, - máy dán cạnh… (máy cưa gỗ cầm tay nhỏ gọn tiện lợi cao) Với công suất làm việc và kích cỡ, trọng lượng tầm trung vừa tiết kiệm chi phí mua sắm, không gian xếp đặt mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng cao. Sau đó, khi đã mở rộng quy mô hoạt động thì bạn có thể đầu tư mua những dòng máy hiện đại, tiên tiến hơn để phục vụ tốt nhất cho việc sản xuất đóng lắp đồ gỗ nội ngoại thất. 3. Hãy bắt đầu từ những sản phẩm đơn giản Khi mới mở xưởng sản xuất nhỏ gỗ nội thất, bạn hãy thử bắt đầu dự án đầu tay của mình với những sản phẩm đơn giản. Bạn có thể vừa làm vừa trải nghiệm và rèn luyện các kĩ năng nghề mộc. Đừng tham lam đóng lắp những món đồ gỗ quá phức tạp bởi bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để hoàn thiện, từ việc tìm kiếm lựa chọn nguồn nguyên vật liệu gỗ đến cắt bào cưa xẻ, thiết kế đóng lắp… Và nếu như bạn chưa có điều kiện để mua sắm hệ thống máy móc hiện đại thì bạn sẽ khá vất vả và mất nhiều thời gian khi làm việc. Thậm chí khi mới làm mộc đôi khi sản phẩm tạo ra sẽ có thể chưa được đẹp như mong đợi. 4. Thực hiện đóng lắp với các bản mẫu Khi mới mở xưởng gỗ, nguồn ngân sách và nhân lực có thể còn hạn chế. Vì thế, để tiết kiệm thời gian cho việc sản xuất, bạn nên ưu tiên việc đóng lắp các bản mẫu. Có thể tham khảo mẫu mã sản phẩm trên mạng hay tại các khu mua sắm, trung tâm nội thất, thường xuyên cập nhật những mẫu sản phẩm mới, thiết kế tiện dụng để thu hút khách hàng. (Thực hiện đóng lắp với các bản mẫu gỗ có sẵn) Ngoài ra, trước khi thực hiện đóng lắp sản phẩm, hãy chuẩn bị đầy đủ chất liệu, lượng gỗ và phụ kiện mà bạn sẽ cần đến. Liên hệ với các bên cung cấp và ước lượng giá cả cho mỗi sản phẩm để lên được bảng báo giá phù hợp. 5. Hoàn thành sản phẩm một cách tỉ mỉ, cẩn thận Khi sản phẩm đã sắp hoàn thiện, đừng nóng vội hấp tấp bỏ qua một số công đoạn. Hãy thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận sản phẩm của mình, chú ý đến từng chi tiết nhỏ để hoàn thiện sản phẩm đẹp nhất, hoàn hảo trong cả thiết kế lẫn tính năng. Khi tạo ra những sản phẩm đẹp sẽ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu xưởng gỗ của bạn. Từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Kết luận: Hi vọng những chia sẻ về mở xưởng sản xuất nhỏ gỗ nội thất trên sẽ là những thông tin hữu ích với bạn khi mới bắt đầu mở xưởng gỗ.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty nội thất ra đời, tuy nhiên bạn chỉ nên chọn những công ty có các dịch vụ trọn gói từ A – Z gồm thiết kế, thi công và quan trọng nhất là có Mở xưởng sản xuất nhỏ gia công đồ gỗ nội thất trực tiếp. Một công ty nội thất được đánh giá uy tín và chuyên nghiệp dựa trên những sản phẩm mà họ cung cấp. Việc có xưởng sản xuất trực tiếp sẽ có ưu điểm nổi bật nhất đó chính là giá rẻ, không qua trung gian, không bị đội giá quá nhiều và chất lượng sản phẩm được hoàn thiện tốt nhất. (Mở xưởng gỗ nội thất là ước mơ của nhiều thợ đang làm thuê) Kinh nghiệm Mở xưởng sản xuất nhỏ gia công đồ gỗ nội thất Vì vậy, để các công ty thiết kế và thi công nội thất chiếm trọn được lòng tin của khách hàng thì việc thành lập xưởng mộc gia công đồ gỗ nội thất là điều thật sự cần thiết. Vậy, việc mở xưởng gỗ cần phải chuẩn bị những gì? Nếu bạn đang có ý định mở xưởng đồ gỗ chắc hẳn bạn cũng sẽ rất muốn biết mở xưởng nội thất cần những gì?. Chính vì thế, trong bài viết này, Nội thất Su khôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm được tổng hợp từ các chủ xưởng gỗ. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích với cho bạn. Các yếu tố cần quan tâm khi Mở xưởng sản xuất nhỏ gia công đồ gỗ nội thất Để mở được 1 xưởng mộc có quy mô cần phải chuẩn bị rất nhiều Để mở được 1 xưởng mộc có quy mô cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ vốn, mặt bằng, nhân lực, trang thiết bị máy móc và tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu. Nguồn vốn mở xưởng gỗ Để mở xưởng gỗ gia công đồ nội thất thì yếu tố quan trọng đầu tiên đó là nguồn vốn. Hãy chuẩn bị cho mình những chi phí cần thiết để có thể mở và duy trì xưởng mộc. Chi phí bạn cần ban đầu đó là chi phí mặt bằng, chi phí cho máy móc, nhân công, chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào… Tìm kiếm mặt bằng để mở xưởng mộc Việc chọn mặt bằng phù hợp để mở xưởng mộc được coi là yếu tố quyết định Việc chọn mặt bằng phù hợp để mở xưởng mộc được coi là yếu tố quyết định không chỉ trong việc mở xưởng gỗ mà còn trong tất cả những loại hình kinh doanh khác. Xưởng gỗ có không gian rộng, máy móc lớn, nguyên liệu cồng kềnh nên cần có mặt bằng tương đối rộng. Tìm kiếm mặt bằng để mở xưởng gỗ, tốt nhất nên chọn những mặt bằng nằm trong khu vực có thể mở rộng thêm để tiện cho việc mở rộng quy mô sau này. (tìm kiếm mặt bằng để kinh doanh nội thất trên 200-300m2) Ngoài ra, xưởng đồ gỗ nên đặt xa khu vực dân cư, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như những tác động xấu đến môi trường. Bố trí xưởng gỗ nên chọn nơi gần những tuyến đường rộng để thuận tiện hơn cho việc đi lại hay vận chuyển gỗ, hàng hóa… Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc để mở xưởng mộc Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc hiện đại trước khi mở xưởng mộc Để Mở xưởng sản xuất nhỏ gia công đồ gỗ nội thất có thể đi vào hoạt động, không thể thiếu hệ thống máy móc trang thiết bị sản xuất hiện đại. Máy móc càng hiện đại thì càng tiết kiệm được sức lực và số lượng nhân công, dễ dàng hơn trong kiểm soát về tiến độ. Máy móc càng hiện đại thì càng tiết kiệm được sức lực và số lượng nhân công, dễ dàng hơn trong kiểm soát về tiến độ. Một số loại máy móc cần thiết cho việc mở xưởng mộc nhỏ gia công đồ nội thất đó là cưa bàn trượt, máy cuốn, máy bào thẩm, máy đánh mộng, cưa vanh, máy cắt, máy chà mài, chà rung, khoan tay… Thuê nhân công làm việc Nhân công cũng là yếu tố không thể thiếu khi mở xưởng mộc. Cùng với các trang thiết bị máy móc thì nhân công cũng là yếu tố không thể thiếu khi mở xưởng mộc. Hiện nay, tại các xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất không chỉ có đội ngũ thợ sản xuất thi công mà còn có các Kiến trúc sư thiết kế, nhân viên kinh doanh, bán hàng… Theo đó, tùy theo quy mô của xưởng mộc và khối lượng công việc mà bạn có thể thuê số lượng nhân công phù hợp. Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu gỗ Khi mở xưởng mộc, bạn nên cân nhắc và tìm hiểu nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào phù hợp, địa chỉ cung cấp uy tín và có trách nhiệm để sản phẩm đầu ra có giá tốt có thể cạnh tranh với thị trường. Thông thưởng, vật liệu chính để sản xuất các đồ nội thất như bàn ghế, tủ giường hay kệ trang trí thường là gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên. Marketing tìm kiếm khách hàng Nội thất Khi mở xưởng gỗ, để tiếp cận nhanh hơn với khách hàng và được nhiều người biết đến, bạn có thể mở một website riêng của xưởng ví dụ như: https://trandinhkhoi.vn/. Theo đó, bạn có thể up các sản phẩm của mình lên đây với hình ảnh cụ thể cũng như mức giá để khách hàng tiện tham khảo lựa chọn và liên hệ đặt đóng. Với việc đầu tư mở xưởng mộc sản xuất nội thất, trang thiết bị máy móc hiện đại, công ty thiết kế Nội thất là một trong những địa chỉ đáng tin cậy, được nhiều khách hàng tại các tỉnh trên toàn quốc biết đến. Kết Luận: Mở xưởng sản xuất nhỏ gia công đồ gỗ nội thất hiện đang là một trong những xưởng mộc tại tphcm chuyên gia công và sản xuất đồ nội thất gỗ uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn trong suốt thời gian qua. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên thiết kế, thi công, thợ mộc chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm đã từng nhận nhiều dự án về sản xuất đồ nội thất gỗ quy mô lớn nhỏ.
Gỗ công nghiệp đang dần trở thành loại gỗ được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay trên thị trường nội thất bởi những ưu điểm nổi bật của nó như giá thành phải chăng, mẫu mã đa dạng, dễ thi công… Qua bài viết này, Xưởng gỗ Nội Thất Công nghiệp sẽ đưa đến cho các bạn cái nhìn cụ thể hơn về gỗ công nghiệp và cách ứng dụng vào không gian sống của mình nhé! Gỗ công nghiệp là gì? Khái niệm: Thuật ngữ: Gỗ công nghiệp được sử dụng để phân biệt với loại “gỗ tự nhiên” là gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ được con người sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với những thớ gỗ vụn (nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên) để làm ra một tấm gỗ hoàn chỉnh. Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là: Wood Based Panel. Gỗ công nghiệp có 2 thành phần cơ bản, đó là: cốt lõi gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt, cụ thể như sau: Phân loại Cốt lõi gỗ bên trong Cốt gỗ ván dăm MFC: được sản xuất từ gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn ngày như cây keo, cao su, bạch đàn… Thân gỗ sau khi được khai thác được băm nhỏ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép lại thành từng ván gỗ. MFC hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong thi công nội thất như làm tủ bếp, giường ngủ, tủ quần áo, bàn ăn, vách ngăn… Cốt gỗ MDF: bao gồm các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất chống mối mọt, chống mốc, bột độn vô cơ… Gỗ MDF được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên gỗ MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm. Cũng giống như MFC, gỗ công nghiệp MDF đang được ứng dụng rộng rãi trong thi công nội thất như giường ngủ, tủ bếp, tủ quần áo, bàn… Cốt gỗ HDF: là cốt gỗ cứng và chắc nhất khi được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính., có độ dày từ 6mm – 24mm. Gỗ HDF có độ cứng cao, khả năng cách âm và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho thi công nội thất phòng học, phòng ngủ, phòng bếp… Cốt ván ép (plywood): được làm ra từ gỗ tự nhiên thái từng lạng mỏng ra từng tấm có độ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Gỗ plywood có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC, nhưng lại kém hơn HDF Lớp bề mặt phủ Melamine: Là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ Melamine có giá thành hợp lý, hợp xu hướng cũng như có màu sắc bền bỉ theo thời gian Đặc biệt khả năng chống thấm nước, chống ẩm, chống va đập mạnh, khó trầy xước Laminate: có độ dày hơn Melamine. Độ dày từ 0.5-1mm tùy từng loại, tuy nhiên lớp phủ laminate thường sẽ có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Laminate có tính năng ổn định, màu sắc đa dạng, đồng đều, đặc biệt có khả năng chịu lực cao, chịu trầy xước, chịu nhiệt, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất tốt. Các lớp bề mặt phủ của gỗ công nghiệp có màu sắc và vân gỗ bắt mắt Veneer: được cắt thành những lát có độ dày từ 0.3-0.6mm. Chiều rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm. Ưu điểm của lớp phủ Veneer là dễ thi công, có chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo đường cong theo như gỗ tự nhiên. Do đó, những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ Veneer còn có mẫu mã và màu sắc rất đa dạng nhờ có lớp gỗ Veneer trang trí bên ngoài. Acrylic: là loại nhựa PMMA được tinh chế từ dầu mỏ. Acrylic có đa dạng màu sắc hoặc trong suốt và thường được gọi là Acrylic Glass( Kính trong suốt) Hoặc Mica. Acrylic có màu sắc đa dạng với hơn 40 màu cho khách hàng dễ dàng lựa chọn. Lớp phủ Acrylic không bị bay màu theo thời gian, có màu sắc ổn định trong thời gian dài. Ưu điểm của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên - Gỗ công nghiệp ít bị cong vênh do thời tiết hơn: Ưu điểm của gỗ công nghiệp là không cong vênh do thời tiết như gỗ tự nhiên, mà chỉ cong vênh khi có tác động cơ học như vật nặng đè lên. - Độ chịu mối mọt: Do đặc thù của gỗ công nghiệp là được được tẩm sấy và có cốt liệu bột cùng với hợp chất chống mối mọt bên trong nên các sản phẩm công nghiệp hoàn toàn không bị mối mọt. - Khả năng chịu ẩm, nước: Gỗ tự nhiên có khả năng chịu ẩm chịu nước tốt, có thể ngâm lâu trong nước mà không vấn đề gì. Hiện nay gỗ công nghiệp có nhiều loại như: MDF, ván ép, ván dăm, những tấm ván thường dễ hút ẩm và không chịu được nước, chỉ có những tấm được tẩm hóa chất và xử lý keo ép thì mới chống được ẩm nhưng không chịu được nước lâu (<24h). Tuy nhiên hiện nay các sản phẩm đồ gỗ các tấm gỗ đều được dán kín 4 cạnh nên hạn chế tối đa khí ẩm thâm nhập vào. Khi sử dụng các loại bàn làm việc, bàn giám đốc hay các sản phẩm nội thất khác nên tránh nước tiếp xúc với các vị trí bị trầy, lộ gỗ bên trong. Cấu tạo gỗ công nghiệp Tác động co, biến dạng do thời tiết: Gỗ tự nhiên dễ bị co và nứt trong những điều kiện hanh khô nếu không được xử lý tốt. Khi chiếc bàn giám đốc của bạn nếu không được xử lý tốt sẽ bị biến dạng gây mất mỹ quan. Khác với gỗ tự nhiên,nội thất làm bằng nội thất văn phòng công nghiệp là một khối liên tục nên không bị nứt và co ngót do thay đổi thời tiết, còn nội thất làm bằng gỗ tự nhiên thì thường được ghép từ các tấm nhỏ thành tấm to nên khi thời tiết thay đổi rất dễ xảy ra co ngót và nứt, làm mất đi thẩm mỹ. Sàn gỗ tự nhiên. Độ bền: Tùy từng loại vật liệu gỗ công nghiệp sử dụng trong nội thất mà độ bền của gỗ cũng như mầu sắc khác nhau. Veneer bản chất là được làm từ gỗ tự nhiên nên vân gỗ là thật nếu phủ lớp sơn PU không phun mầu thị mầu vân gỗ được giữ lâu, khoảng 15-20 năm. Gỗ tự nhiên có độ bền cao, tùy thuộc vào từng loại gỗ mà có độ bền có thể lên tới hàng trăm năm. Thực chất theo nội thất hiện đại làm bằng gỗ nghiệp sau 5-10 năm nội thất cũng đã lỗi thời và người sử dụng cũng đã nhàm mắt, nên thời điểm này có thể thay thế đồ mới cho không gian sống thêm tươi mới.